Chế độ quân chủ (từ năm 1815) Vương tộc Orange-Nassau

Vương quốc Liên hiệp Hà Lan

Thâm vương William của Orange bị thương trong Waterloo, năm 1815

Một cuộc nổi dậy đã diễn ra ở Hà Lan, quân đội Vương quốc Phổ và Cossack đã đánh đuổi quân đội của Đệ Nhất Đế chế Pháp khỏi Hà Lan vào năm 1813, với sự hậu thuẫn của những người thuộc phe Patriottentijd. Một chính phủ lâm thời được thành lập, hầu hết thành viên nội các đều là những người đã lật đổ William V vào 18 năm trước. Tuy nhiên, ngay lúc này, họ đã nhận ra rằng bất kỳ chính phủ mới nào được thành lập cũng phải do hậu duệ của William V đứng đầu thì mới vững. Tất cả đều đồng ý khôi phục quyền lực của Nhà Orange-Nassau tại Hà Lan trước khi bị đồng minh áp đặt.[4]

Theo lời mời của chính phủ lâm thời, William Frederick trở về Hà Lan vào ngày 30 tháng 11. Động thái này được sự ủng hộ mạnh mẽ của Vương quốc Anh, quốc gia này đã tìm cách tăng cường sức mạnh cho Hà Lan. Chính phủ lâm thời đã trao vương miện cho William, nhưng ông đã từ chối, vì ông tin rằng vị trí stadtholder sẽ cho ông nhiều quyền lực hơn. Do đó, vào ngày 6 tháng 12, William tuyên bố mình là Thân vương có chủ quyền và cha truyền con nối của Hà Lan - Một tước vị nằm giữa vương quyền và stadtholder. Năm 1814, ông được trao lãnh thổ Hà Lan Áo trước đó được kiểm soát bởi Quân chủ Habsburg và cả Giáo phận vương quyền Liege. Vào ngày 15 tháng 3 năm 1815 với sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo tại Đại hội Viên, William tự xưng là Vua William I của Hà Lan. Ông cũng được phong làm Đại công tước của Luxembourg, và ông đã xoa dịu sự nhạy cảm của Pháp bằng cách tách biệt tước hiệu Thân vương xứ Orange khỏi Thân vương quốc hiện không còn tồn tại, tước hiệu "Thân vương xứ Orange" được đổi thành "Thân vương xứ Oranje".[14] Hai nhà nước vẫn tách biệt mặc dù có chung một quân chủ. William do đó đã hoàn thành nhiệm vụ kéo dài 3 thế kỷ của Nhà Orange là thống nhất các lãnh thổ thuộc Vùng đất thấp.[5]

Là vua của Vương quốc Liên hiệp Hà Lan, William đã cố gắng thiết lập một nền văn hóa chung. Điều này đã kích động sự phản kháng ở các vùng phía Nam của Hà Lan, nơi đã tách biệt về văn hóa với miền Bắc từ năm 1581. Ông được xem là một nhà cai trị theo Chủ nghĩa chuyên chế khai sáng.[5]

Thân vương xứ Orange nắm giữ quyền sở hữu đối với vùng đất Nassau (Dillenburg, Dietz, Beilstein, Hadamar, Siegen) ở miền Trung nước Đức. Mặt khác, Vua của Vương quốc PhổFriedrich Wilhelm III - anh rể và cũng là em họ đầu tiên của William I, từ năm 1813 để thiết lập quyền cai trị của mình ở Luxembourg, mà ông coi như là thừa kế của mình từ Anne, Nữ công tước Luxembourg người đã chết trước đó hơn 3 thế kỷ. Tại Đại hội Viên, hai người đã đồng ý thực hiện giao dịch - Frederick William nhận đất của Nhà Nassau trong khi William I nhận Luxembourg. Cả hai đều hài lòng với thoả thuận này, vì các lãnh thổ họ nhận được nằm rất gần với trung tâm quyền lực của họ.[5]

Năm 1830, hầu hết các lãnh thổ phía Nam của Hà Lan, bao gồm Hà Lan ÁoGiáo phận vương quyền Liege trước đây đã tuyên bố li khai khỏi Vương quốc Liên hiệp Hà Lan, mà sau này được biết đến với tên gọi Vương quốc Bỉ. William I của Hà Lan đã lãnh đạo quân đội và thực hiện một cuộc chiến thảm khốc nhầm ngăn chặn sự ly khai này. Tuy nhiên, đến năm 1839, ông phải thực hiện một hoà ước để kết thúc chiến tranh. Khi vương quốc của mình bị mất đi 1/2 lãnh thổ, ông đã tuyên bố thoái vị để ủng hộ người con trai cả lên ngôi vua, đó là William II của Hà Lan. Mặc dù William II có chung khuynh hướng bảo thủ với cha mình, nhưng vào năm 1848, ông đã chấp nhận một bản hiến pháp sửa đổi hạn chế đáng kể quyền lực của chính mình và chuyển giao quyền hành pháp thực sự cho Tướng quốc (States General). Ông đã thực hiện bước này để ngăn chặn các cuộc Cách mạng 1848 lan sang đất nước của mình.[5]

William III và mối đe dọa tuyệt tự

William II qua đời năm 1849, và ngai vàng Hà Lan được kế vị bởi con trai của ông là William III. Là một người theo Chủ nghĩa bảo thủ, thậm chí phản động, William III đã phản đối gay gắt hiến pháp mới năm 1848. Ông liên tục cố gắng thành lập các chính phủ ủng hộ sự chuyên chế của mình, mặc dù rất khó để một chính phủ tại vị mà trái với ý muốn của Nghị viện. Năm 1868, ông cố gắng bán Luxembourg cho Đệ Nhị Đế chế Pháp, đây là nguồn gốc của cuộc tran cải giữa Phổ và Pháp.[5]

William III có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc với Sophie của Württemberg, và những người thừa kế của ông đều chết trẻ. Điều này làm tăng khả năng tuyệt tự người kế thừa Vương tộc Orange-Nassau. Sau cái chết của Vương hậu Sophie năm 1877, William tái hôn với Emma của Waldeck và Pyrmont vào năm 1879. Một năm sau, Vương hậu Emma đã hạ sinh ra một Công chúa Wilhelmina và cô gái này đã trở thành người thừa kế - Nữ vương tương lai của Hà Lan.[5]

Một chế độ quân chủ hiện đại

Giá trị tài sản ròng